Đồng chí Bùi Ngọc La đến thăm động...

 

Đại hội ddiaaij biểu hội khuyến học...

 

Mục đích tổ chức hoạt động chơi...

 

CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TẠI...

 

HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG VỆ SINH, NHẶT LÁ...

 

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG...

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG...

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG <br />TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ<br />CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ...

Chi tiết

 

TIÊU ĐỀ: LỚ MẪU GIÁO GHÉ NẶM MẮN TỔ...

TIÊU ĐỀ: LỚ MẪU GIÁO GHÉ NẶM MẮN TỔ...

Đây là trò chơi vận động tập thể lớp mẫu giáo ghép Nặm Mắn, gồm từ 25 đến 30...

Chi tiết

 

TIÊU ĐỀ: KHOẢNG KHẮC CUỐI NĂM CỦA...

TIÊU ĐỀ: KHOẢNG KHẮC CUỐI NĂM CỦA...

Tháng 12, tháng cuối cùng của năm. Vậy là 1 năm nữa trôi qua lưu lại rất...

Chi tiết

 

TIÊU ĐỀ: TUYÊN TRUYỀN VỀ CHẾ ĐỘ...

TIÊU ĐỀ:  TUYÊN TRUYỀN VỀ CHẾ ĐỘ...

Bác Hồ kính yêu đã căn dặn “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học...

Chi tiết

 

TIÊU ĐỀ: RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ...

TIÊU ĐỀ: RÈN LUYỆN KIẾN THỨC KỸ...

Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục sáng đối với trẻ em có ý nghĩa to...

Chi tiết

 

Sự vất vả của cô giáo mầm non

Sự vất vả của cô giáo mầm non

Sự vất vả trong công việc của cô giáo mầm non<br /><br />Công việc của một cô...

Chi tiết

 

TIÊU ĐỀ: NHỔ CỎ VƯƠN HOA

TIÊU ĐỀ: NHỔ CỎ VƯƠN HOA

HOẠT ĐỘNG NHỔ CỎ VƯỜN HOA LỚP KÉO LỨA<br /> Trải nghiệm là quá trình...

Chi tiết

 

TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỎI CHUỘT

TRÒ CHƠI: MÈO ĐUỎI CHUỘT

Lớp mẫu giáo ghép kéo đứa tổ chức chơi trò chơi dân gian: Mèo đuổi chuột<br...

Chi tiết

 

BÓNG CHUYỀN LÀ MÔN THỂ THAO HẤP DẪN...

BÓNG CHUYỀN LÀ MÔN THỂ THAO HẤP DẪN...

Bóng chuyền là một môn thể thao hấp dẫn và có những pha bóng lôi cuốn người...

Chi tiết

 

HOẠT ĐỘNG GÓC VÀ LỢI ÍCH KHI TRẺ...

HOẠT ĐỘNG GÓC VÀ LỢI ÍCH KHI TRẺ...

Góc hoạt động là một phần quan trọng trong môi trường học tập của trẻ mầm...

Chi tiết

 

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN...

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN...

SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực...

Chi tiết

 

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI LỚP MG BẢN...

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI LỚP MG BẢN...

Hoạt động ngoài trời<br /> Quan sát: Cây chuối...

Chi tiết

 

CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO CHÀO MỪNG 20/10

CÔNG TRÌNH SÁNG TẠO CHÀO MỪNG 20/10

Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 là này lễ để tôn vinh giá trị của người phụ nữ...

Chi tiết

 

TẾT TRUNG THU TẠI TRƯỜNG MN CHIỀNG...

TẾT TRUNG THU TẠI TRƯỜNG MN CHIỀNG...

TẾT TRUNG THU TẠI TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ

Chi tiết

 

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN...

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN...

HỘI NGHỊ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ

Chi tiết

HÌNH ẢNH TIÊU BIỂU
IMG-0031.jpg IMG-2178.jpg IMG-0559.jpg IMG-2177.jpg

TIÊU ĐỀ: LỚ MẪU GIÁO GHÉ NẶM MẮN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI VÂN ĐỘNG CHO TRẺ

  •   18/01/2024 14:32
  •   Đã xem: 19
  •   Phản hồi: 0

Đây là trò chơi vận động tập thể lớp mẫu giáo ghép Nặm Mắn, gồm từ 25 đến 30 trẻ chơi. Tất cả trẻ chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Một trẻ được chọn làm mèo và một trẻ được chọn làm chuột. Hai trẻ này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai trẻ đổi vai chơi cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

Cô Nguyễn Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường mầm non Pú Hồng - tấm gương tiêu biểu trong công tác xã hội hóa giáo dục huyện Điện Biên Đông

Cô Nguyễn Thị Hiền, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường mầm non Pú Hồng - tấm gương tiêu biểu trong công tác xã hội hóa giáo dục huyện Điện Biên Đông

  •   25/03/2020 20:06
  •   Đã xem: 404
  •   Phản hồi: 0

Dienbien.edu.vn - Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với mục tiêu xóa bỏ các phòng học tạm, các đơn vị trường học tại huyện Điện Biên Đông đã được Nhà nước từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị để đáp ứng nhu cầu dạy và học.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TẠI LỚP MG BẢN CANG - TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ

  •   09/11/2022 15:41
  •   Đã xem: 120
  •   Phản hồi: 0

Hoạt động ngoài trời
Quan sát: Cây chuối
Trò chơi vận động: Gieo hạt
Chơi theo ý thích: Hột hạt, phấn, sỏi, bóng
Chơi là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ lứa tuổi mầm non. Hoạt động này giúp trẻ tìm hiểu những đồ vật gần gũi, xung quanh và xây dựng biểu tượng ban đầu về đồ vật quen thuộc. Giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, biết chăm sóc bảo vệ cây không ngắt lá bẻ cành, biết tầm quan trọng của cây xanh đối với cuộc sống của con người.
Thông qua hoạt động giúp trẻ làm việc theo nhóm nhỏ,trẻ biết tương tác với nhau, được giao lưu với các bạn, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kĩ năng xã hội.
Qua hoạt động trẻ được trải nghiệm, khám phá trẻ còn biết được vai trò và ích lợi của cây xanh đối với cuộc sống của con người, trẻ yêu thích cây xanh thích trồng cây, bảo vệ cây qua đó trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, trẻ yêu quý thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên.
Qua tiết học trẻ biết gọi tên và biết một số đặc điểm nổi bật của cây, lợi ích của cây đối với cuộc sống của con người, biết cách chơi trò chơi vận động và chọn nhóm chơi theo ý thích.
Trẻ biết quan sát, nhận xét, phát triển ngôn ngữ vốn từ cho trẻ
Trẻ chơi với bạn đoàn kết, biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành trẻ yêu thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Để tổ chức được hoạt động giáo viên cần:
* Chuẩn bị:
Cây chuối, địa điểm quan sát, hột hạt, phấn, sỏi, bóng.
* Tổ chức hoạt động:
Cô cùng trẻ đứng xung quanh quan sát cây
- Đây là cây gì?
- Cây có đặc điểm gì?
- Thân cây như thế nào?
- Lá cây như thế nào?
- Trồng cây để làm gì?
- Cô củng cố lại các ý trả lời của trẻ
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây, không ngắt lá bẻ cành trẻ yêu thiên nhiên, giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ.
* Trò chơi vận động: Gieo hạt
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
- Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi
* Chơi theo ý thích: Hột hạt, phấn, sỏi, bóng:
- Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi theo ý thích
- Cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi
* Kết thúc:
- Nhận xét giờ học.
- Vệ sinh trẻ cho trẻ vào lớp.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI NĂM HỌC 2023 - 2024

  •   01/02/2024 07:56
  •   Đã xem: 11
  •   Phản hồi: 0

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-MNCS Chiềng sơ, ngày 15 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI
NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Mầm non Chiềng sơ xây dựng Kế hoạch thực hiện “3 công khai” năm học 2023 - 2024 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Thực hiện công khai để phụ huynh của trẻ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai của nhà trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.
II. Nguyên tắc.
- Thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và hình thức và thời điểm công khai theo quy định.
- Thông tin công khai phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
III. Nội dung.
1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
a) Cam kết chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dự kiến đạt được; chương trình giáo dục mà cơ sở giáo dục thực hiện; kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển; các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non (Theo Biểu mẫu 01).
b) Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thực tế: số trẻ em/nhóm, lớp; số trẻ em học nhóm, lớp ghép; số trẻ em học hai buổi/ngày; số trẻ em được tổ chức ăn bán trú; số trẻ em được kiểm tra sức khỏe định kỳ; kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em; số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục, có sự phân chia theo các nhóm tuổi (Theo Biểu mẫu 02).
c) Kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và kết quả đạt được qua các mốc thời gian.
d) Kiểm định cơ sở giáo dục mầm non: công khai báo cáo đánh giá ngoài, kết quả công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
a) Cơ sở vật chất: diện tích đất, sân chơi, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng, diện tích các loại phòng học và phòng chức năng, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có và còn thiếu so với quy định; số lượng đồ chơi ngoài trời, tính bình quân trên một nhóm hoặc lớp (Theo Biểu mẫu 03).
b) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được chia theo hạng chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo (Theo Biểu mẫu 04).
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.
3. Công khai thu chi tài chính:
a) Tình hình tài chính của nhà trường:
Đối với nhà trường: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai quản lý tài chính.
b) Học phí và các khoản thu khác từ người học: mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo.
c) Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài; mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
d) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.
đ) Kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Hình thức công khai và thời điểm công khai
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường vào tháng 6 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi.
Công khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, công khai trước toàn thể phụ huynh; các biểu mẫu công khai được niêm yết ở phòng Hội đồng giáo viên, bảng tin của trường để thuận tiện cho mọi người theo dõi.
- Niêm yết tại trường đảm bảo cho cha mẹ học sinh dễ theo dõi và giám sát.
* Thời điểm công khai: Tháng 9 (đầu năm học), tháng 5 (cuối năm học), tháng 01(sau sơ kết học kỳ I) và các thời điểm có sự thay đổi về các số liệu trong các biểu mẫu công khai.
b) Niêm yết công khai tại nhà trường đảm bảo thuận tiện cho cha mẹ học sinh xem xét. Thời điểm công bố là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
Bất cứ lúc nào nhà trường hoạt động, cha mẹ học sinh và những người quan tâm đều có thể tiếp cận các thông tin trên. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để cha mẹ học sinh nắm rõ và phối hợp thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆN VỤ
1 . Thành lập ban chỉ đạo
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế công khai cấp trường gồm các thành viên sau:
TT Họ và tên Chức Vụ Nhiệm vụ được giao
1 Lê Thanh Nga - Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng - Trưởng ban
2 Lò Thị Kiên - Phó Hiệu trưởng - Phó ban
3 Lò Thị Thơm - Chủ tịch công đoàn trường - Phó ban
4 Đinh Thị Thu - TT Tổ MG Trung Tâm - Thành viên
5 Lò Thị Định - TT Tổ Nhà trẻ - Thư ký
6 Lò Thị Xôm - TT Tổ MG Pá Hịa - Thành viên
7 Bạc Thị Phước - TT Tổ MG Hin Óng - Thành viên
8 Lò Thị Thời - Trưởng Ban TTND - Thành viên
9 Lò Thị Duyên - Bí thư đoàn trường - Thành viên
10 Quàng Thị Xuyến - PTT Tổ trung tâm - Thành viên
2. Phân công nhiệm vụ
Hiệu trưởng quản lý chung thực hiện quản lý và công khai đội ngũ, cán bộ quản lý, tài chính, tài sản.
Phó Hiệu trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý công tác chăm sóc giáo dục trẻ và công khai chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, của đơn vị.
Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC, công tác bán trú; Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai về cơ sở vật chất, công tác bán trú, giám sát, đôn đốc các hoạt động công khai của đơn vị. Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng Chuyên môn: Thực hiện thống kê kết quả giảng dạy và giáo dục của cá nhân, tổ, kết quả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự đánh giá phân loại giáo viên trong tổ hàng năm để thực hiện công khai theo quy định.
Bộ phận tài vụ: Quyết toán thu - chi theo quy định, lưu giữ chứng từ tài chính khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát khi được yêu cầu.
Trên đây là kế hoạch thực hiện quy chế công khai của Trường Mầm non Chiềng sơ đề nghị các thành viên nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- CMMN
- Các PHT;
- Các tổ chuyên môn; GV
- Lưu:VT. HIỆU TRƯỞNG



Lê Thanh Nga

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-MNCS Chiềng sơ, ngày 15 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI
NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Mầm non Chiềng sơ xây dựng Kế hoạch thực hiện “3 công khai” năm học 2023 - 2024 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Thực hiện công khai để phụ huynh của trẻ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai của nhà trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.
II. Nguyên tắc.
- Thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và hình thức và thời điểm công khai theo quy định.
- Thông tin công khai phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
III. Nội dung.
1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
a) Cam kết chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dự kiến đạt được; chương trình giáo dục mà cơ sở giáo dục thực hiện; kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển; các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non (Theo Biểu mẫu 01).
b) Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thực tế: số trẻ em/nhóm, lớp; số trẻ em học nhóm, lớp ghép; số trẻ em học hai buổi/ngày; số trẻ em được tổ chức ăn bán trú; số trẻ em được kiểm tra sức khỏe định kỳ; kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em; số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục, có sự phân chia theo các nhóm tuổi (Theo Biểu mẫu 02).
c) Kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và kết quả đạt được qua các mốc thời gian.
d) Kiểm định cơ sở giáo dục mầm non: công khai báo cáo đánh giá ngoài, kết quả công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
a) Cơ sở vật chất: diện tích đất, sân chơi, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng, diện tích các loại phòng học và phòng chức năng, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có và còn thiếu so với quy định; số lượng đồ chơi ngoài trời, tính bình quân trên một nhóm hoặc lớp (Theo Biểu mẫu 03).
b) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được chia theo hạng chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo (Theo Biểu mẫu 04).
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.
3. Công khai thu chi tài chính:
a) Tình hình tài chính của nhà trường:
Đối với nhà trường: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai quản lý tài chính.
b) Học phí và các khoản thu khác từ người học: mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo.
c) Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài; mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
d) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.
đ) Kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Hình thức công khai và thời điểm công khai
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường vào tháng 6 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi.
Công khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, công khai trước toàn thể phụ huynh; các biểu mẫu công khai được niêm yết ở phòng Hội đồng giáo viên, bảng tin của trường để thuận tiện cho mọi người theo dõi.
- Niêm yết tại trường đảm bảo cho cha mẹ học sinh dễ theo dõi và giám sát.
* Thời điểm công khai: Tháng 9 (đầu năm học), tháng 5 (cuối năm học), tháng 01(sau sơ kết học kỳ I) và các thời điểm có sự thay đổi về các số liệu trong các biểu mẫu công khai.
b) Niêm yết công khai tại nhà trường đảm bảo thuận tiện cho cha mẹ học sinh xem xét. Thời điểm công bố là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
Bất cứ lúc nào nhà trường hoạt động, cha mẹ học sinh và những người quan tâm đều có thể tiếp cận các thông tin trên. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để cha mẹ học sinh nắm rõ và phối hợp thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆN VỤ
1 . Thành lập ban chỉ đạo
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế công khai cấp trường gồm các thành viên sau:
TT Họ và tên Chức Vụ Nhiệm vụ được giao
1 Lê Thanh Nga - Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng - Trưởng ban
2 Lò Thị Kiên - Phó Hiệu trưởng - Phó ban
3 Lò Thị Thơm - Chủ tịch công đoàn trường - Phó ban
4 Đinh Thị Thu - TT Tổ MG Trung Tâm - Thành viên
5 Lò Thị Định - TT Tổ Nhà trẻ - Thư ký
6 Lò Thị Xôm - TT Tổ MG Pá Hịa - Thành viên
7 Bạc Thị Phước - TT Tổ MG Hin Óng - Thành viên
8 Lò Thị Thời - Trưởng Ban TTND - Thành viên
9 Lò Thị Duyên - Bí thư đoàn trường - Thành viên
10 Quàng Thị Xuyến - PTT Tổ trung tâm - Thành viên
2. Phân công nhiệm vụ
Hiệu trưởng quản lý chung thực hiện quản lý và công khai đội ngũ, cán bộ quản lý, tài chính, tài sản.
Phó Hiệu trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý công tác chăm sóc giáo dục trẻ và công khai chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, của đơn vị.
Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC, công tác bán trú; Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai về cơ sở vật chất, công tác bán trú, giám sát, đôn đốc các hoạt động công khai của đơn vị. Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng Chuyên môn: Thực hiện thống kê kết quả giảng dạy và giáo dục của cá nhân, tổ, kết quả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự đánh giá phân loại giáo viên trong tổ hàng năm để thực hiện công khai theo quy định.
Bộ phận tài vụ: Quyết toán thu - chi theo quy định, lưu giữ chứng từ tài chính khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát khi được yêu cầu.
Trên đây là kế hoạch thực hiện quy chế công khai của Trường Mầm non Chiềng sơ đề nghị các thành viên nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- CMMN
- Các PHT;
- Các tổ chuyên môn; GV
- Lưu:VT. HIỆU TRƯỞNG



Lê Thanh Nga

HOẠT ĐỘNG GÓC VÀ LỢI ÍCH KHI TRẺ THAM GIA HOẠT ĐỘNG GÓC

  •   17/10/2023 10:01
  •   Đã xem: 30
  •   Phản hồi: 0

Góc hoạt động là một phần quan trọng trong môi trường học tập của trẻ mầm non. Đây là nơi mà trẻ có thể tham gia vào các hoạt động tự do, tạo khám phá và phát triển các kỹ năng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hoạt động góc của trẻ mầm non và tầm quan trọng của nó trong sự phát triển của trẻ.
Góc hoạt động là một không gian được thiết kế đặc biệt trong lớp học mầm non, nơi các hoạt động chơi đồ chơi, xây dựng, nghệ thuật, đọc sách và các hoạt động khác được tổ chức. Góc hoạt động có thể được chia thành các góc như góc xây dựng, góc nghệ thuật, góc đọc sách, góc nhịp điệu và âm nhạc, góc đồ chơi xã hội và nhiều hơn nữa. Mỗi góc đều có các tài liệu và đồ chơi phù hợp để khuyến khích trẻ tham gia và khám phá.
Góc hoạt động cung cấp cho trẻ một môi trường tự do và khám phá, nơi họ có thể học cách tương tác với nhau, khám phá và giải quyết vấn đề. Đây cũng là nơi mà trẻ có thể phát triển các kỹ năng xã hội, trí tuệ và thể chất. Dưới đây là một số lợi ích của hoạt động góc trong mầm non:
Phát triển kỹ năng xã hội: Trong góc hoạt động, trẻ được khuyến khích tương tác với nhau, chia sẻ, hợp tác và giải quyết xung đột. Họ học cách giao tiếp, lắng nghe và hiểu cảm xúc của người khác. Qua việc chơi đồ chơi xã hội và tham gia vào các hoạt động nhóm, trẻ học cách làm việc cùng nhau và tạo mối quan hệ xã hội tích cực.
Khám phá và sáng tạo: Góc hoạt động cung cấp cho trẻ một môi trường độc lập để khám phá và sáng tạo. Họ có thể tạo ra câu chuyện, xây dựng, vẽ tranh, tổ chức các hoạt động theo ý thích của mình. Qua việc thực hiện những hoạt động này, trẻ phát triển trí tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc viết: Góc đọc sách trong hoạt động góc giúp trẻ trở thành người đọc và người nghe tích cực. Họ được khuyến khích đọc sách, xem tranh và kể chuyện. Qua việc tiếp xúc với sách và các tài liệu khác, trẻ mầm non phát triển từ vựng, khả năng hiểu và thúc đẩy kỹ năng đọc viết sớm.
Phát triển kỹ năng thể chất: Một số góc hoạt động trong góc hoạt động cung cấp cho trẻ cơ hội để vận động và phát triển kỹ năng thể chất. Ví dụ, góc nhịp điệu và âm nhạc có thể khuyến khích trẻ nhảy, nhún, và hát theo nhạc. Góc xây dựng cho phép trẻ xây dựng và sắp xếp các khối xếp hình, giúp cải thiện khả năng tư duy không gian và phát triển cơ tay.
Tạo điều kiện học tập tích cực: Với việc tạo ra một môi trường tự do, góc hoạt động giúp trẻ mầm non cảm thấy thoải mái và háo hức trong quá trình học tập. Bằng cách tham gia vào các hoạt động chơi và khám phá, trẻ tự nhiên hấp thụ kiến thức và kỹ năng mới một cách tích cực.
Trong việc thiết kế góc hoạt động cho trẻ mầm non, quan trọng để đảm bảo rằng không gian này an toàn, sạch sẽ và phù hợp với sự phát triển của trẻ. Cần có đủ đồ chơi và tài liệu phù hợp để khuyến khích sự sáng tạo và khám phá của trẻ.
Tóm lại, hoạt động góc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non. Nó cung cấp cho trẻ một môi trường tự do để khám phá, tương tác xã hội, phát triển kỹ năng và hứng thú với học tập. Qua việc tham gia vào hoạt động góc, trẻ mầm non phát triển các kỹ năng xã hội, trí tuệ, thể chất và sự sáng tạo.

TIÊU ĐỀ: TUYÊN TRUYỀN VỀ CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3, 4, 5 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON CHIỀNG SƠ NĂM HỌC 2023 - 2024

  •   12/12/2023 20:49
  •   Đã xem: 21
  •   Phản hồi: 0

Bác Hồ kính yêu đã căn dặn “Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Trong suốt thời gian từ 6h45 phút đến 17h00 ở trường Mầm non các bé được các cô chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, rèn nề nếp thói quen tốt, phù hợp, phát triển một cách toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mỹ” và lao động đáp ứng với yêu cầu giáo dục hiện nay, đảm bảo đúng theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và đào tạo đã quy định.

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT MỘT NGÀY CỦA TRẺ MẪU GIÁO 3, 4, 5 TUỔI

Giờ
Hoạt động Nội dung chính

6h45 - 8h00
Đón trẻ
- Đón trẻ - Trao đổi thông tin với phụ huynh.
- Trẻ chơi tự chọn - Vệ sinh. - Điểm danh

8h00 - 8h10
Thể dục sáng
- Thể dục sáng


8h10 - 8h45
Hoạt động học - Giáo viên hướng dẫn trẻ tìm hiểu, khám phá chủ đề theo kế hoạch (âm nhạc, thơ truyện, toán, tạo hình, chữ cái, vận động cơ bản...)
- Trẻ tiếp thu nội dung và kỹ năng mới: quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.

8h45 - 9h30
Hoạt động ngoài trời - Dạo chơi, quan sát trò chuyện về chủ đề. - Chơi trò chơi có luật. - Chơi với đồ chơi ngoài trời.



9h30 - 10h15

Chơi hoạt động ở các góc - Hoạt động gắn với chủ đề đặc biệt ở các góc đặc trưng (góc khoa học, góc nghệ thuật…) giúp tìm kiếm và phát triển ưu điểm của trẻ.
- Trẻ hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân.
- Chơi đóng vai (bác sĩ, công nhân xây dựng, bác đầu bếp...)
- Luyện tập các kỹ năng đã học.

10h15 - 11h30
Ăn trưa - Rửa tay, rửa mặt.
- Ăn trưa. - Vệ sinh.

11h30 - 14h00
Ngủ trưa - Nghe hát ru, dân ca, các bản nhạc nhẹ…
- Ngủ trưa.

14h15 - 15h00
Ăn chiều - Vệ sinh.
- Vận động nhẹ.
- Ăn chiều

15h00 - 15h30
Hoạt động chiều - Học tăng cường tiếng việt
- Chơi các trò chơi nhằm phát huy tính sáng tạo.

15h30 - 16h00 Chơi hoạt động theo ý thích - Trẻ chơi ở các góc mà trẻ thích, chơi các trò chơi dân gian

16h00 - 17h00
Trả trẻ - Chơi tự do với đồ chơi - Rèn luyện trẻ yếu - Nêu gương cuối ngày .
- Vệ sinh - Trả trẻ - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ.

* Đón trẻ: Sáng ngủ dậy bé được ông, bà, bố mẹ đưa đến trường cùng cô và các bạn. Thời điểm này phụ huynh trao đổi với cô giáo tình hình sức khoẻ ở nhà của bé. Đây cũng là lúc các cô giáo dạy cho các bé cách chào hỏi lễ phép.

* Thể dục buổi sáng: Thể dục buổi sáng là lúc bé được luyện tập những bài tập nhẹ nhàng, tạo sức khỏe và tâm thế vui vẻ, phấn khởi chuẩn bị cho một ngày mới hoạt động ở trường.

* Hoạt động học: Là thời điểm quan trọng nhất trong một ngày sinh hoạt của bé ở trường. Đây là hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Cô giáo cung cấp cho bé những kiến thức mới ở các bộ môn trong chương trình qui định của Bộ Giáo dục đào tạo.

* Hoạt động ngoài trời: Xen kẽ giữa động và tĩnh các cô giáo đã tổ chức linh hoạt các hoạt động để đảm bảo phù hợp với sự nhận thức và phát triển của bé.

* Hoạt động góc: Đây chính là lúc một xã hội trẻ em được hình thành, bé được đóng vai những ông bố, bà mẹ, những kỹ sư, những người bán hàng ở góc phân vai.
* Giờ vệ sinh: Thời điểm này Bé được rèn luyện các kỹ năng vệ sinh cá nhân và lao động tự phục vụ.

* Giờ ăn: Sau các hoạt động học tập - vui chơi các bé được cung cấp bổ sung lượng calo cần thiết để cho cơ thể phát triển một cách tốt nhất. Trong ngày bé ăn 2 bữa ăn: Bữa trưa và bữa chiều.
* Giờ ngủ: Bé được cô chăm sóc tận tình chu đáo. Sau giấc ngủ trưa khoảng 120 - 150 phút, bé thức dậy và tham gia các hoạt động như âm nhạc, kể truyện, đọc thơ….

* Giờ trả trẻ: Sau một ngày vui chơi sinh hoạt cùng các bạn và cô giáo, các bé háo hức gặp lại cha, mẹ và những người thân của mình. Đây là thời điểm phụ huynh cần trao đổi thông tin với cô giáo để nắm bắt tình hình sinh hoạt của cháu trong ngày.
Một ngày ở lớp bé được trải nghiệm, học tập rất nhiều điều mới. Đó cũng chính là hành trang mà các con sẽ tích lũy qua năm tháng để rèn luyện bản thân và tiếp tục sự nghiệp học hành ở những bậc cao hơn.

BỮA CƠM TRƯA TẠI LỚP MGG BẢN HÁNG PA

  •   29/09/2022 08:52
  •   Đã xem: 133
  •   Phản hồi: 0

BỮA TRƯA TẠI LỚP MGG HÁNG PA

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay536
  • Tháng hiện tại2,280
  • Tổng lượt truy cập188,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính