KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI NĂM HỌC 2023 - 2024

  •   01/02/2024 07:56:00 AM
  •   Đã xem: 19
  •   Phản hồi: 0

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-MNCS Chiềng sơ, ngày 15 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI
NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Mầm non Chiềng sơ xây dựng Kế hoạch thực hiện “3 công khai” năm học 2023 - 2024 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Thực hiện công khai để phụ huynh của trẻ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai của nhà trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.
II. Nguyên tắc.
- Thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và hình thức và thời điểm công khai theo quy định.
- Thông tin công khai phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
III. Nội dung.
1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
a) Cam kết chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dự kiến đạt được; chương trình giáo dục mà cơ sở giáo dục thực hiện; kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển; các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non (Theo Biểu mẫu 01).
b) Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thực tế: số trẻ em/nhóm, lớp; số trẻ em học nhóm, lớp ghép; số trẻ em học hai buổi/ngày; số trẻ em được tổ chức ăn bán trú; số trẻ em được kiểm tra sức khỏe định kỳ; kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em; số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục, có sự phân chia theo các nhóm tuổi (Theo Biểu mẫu 02).
c) Kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và kết quả đạt được qua các mốc thời gian.
d) Kiểm định cơ sở giáo dục mầm non: công khai báo cáo đánh giá ngoài, kết quả công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
a) Cơ sở vật chất: diện tích đất, sân chơi, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng, diện tích các loại phòng học và phòng chức năng, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có và còn thiếu so với quy định; số lượng đồ chơi ngoài trời, tính bình quân trên một nhóm hoặc lớp (Theo Biểu mẫu 03).
b) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được chia theo hạng chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo (Theo Biểu mẫu 04).
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.
3. Công khai thu chi tài chính:
a) Tình hình tài chính của nhà trường:
Đối với nhà trường: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai quản lý tài chính.
b) Học phí và các khoản thu khác từ người học: mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo.
c) Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài; mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
d) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.
đ) Kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Hình thức công khai và thời điểm công khai
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường vào tháng 6 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi.
Công khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, công khai trước toàn thể phụ huynh; các biểu mẫu công khai được niêm yết ở phòng Hội đồng giáo viên, bảng tin của trường để thuận tiện cho mọi người theo dõi.
- Niêm yết tại trường đảm bảo cho cha mẹ học sinh dễ theo dõi và giám sát.
* Thời điểm công khai: Tháng 9 (đầu năm học), tháng 5 (cuối năm học), tháng 01(sau sơ kết học kỳ I) và các thời điểm có sự thay đổi về các số liệu trong các biểu mẫu công khai.
b) Niêm yết công khai tại nhà trường đảm bảo thuận tiện cho cha mẹ học sinh xem xét. Thời điểm công bố là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
Bất cứ lúc nào nhà trường hoạt động, cha mẹ học sinh và những người quan tâm đều có thể tiếp cận các thông tin trên. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để cha mẹ học sinh nắm rõ và phối hợp thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆN VỤ
1 . Thành lập ban chỉ đạo
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế công khai cấp trường gồm các thành viên sau:
TT Họ và tên Chức Vụ Nhiệm vụ được giao
1 Lê Thanh Nga - Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng - Trưởng ban
2 Lò Thị Kiên - Phó Hiệu trưởng - Phó ban
3 Lò Thị Thơm - Chủ tịch công đoàn trường - Phó ban
4 Đinh Thị Thu - TT Tổ MG Trung Tâm - Thành viên
5 Lò Thị Định - TT Tổ Nhà trẻ - Thư ký
6 Lò Thị Xôm - TT Tổ MG Pá Hịa - Thành viên
7 Bạc Thị Phước - TT Tổ MG Hin Óng - Thành viên
8 Lò Thị Thời - Trưởng Ban TTND - Thành viên
9 Lò Thị Duyên - Bí thư đoàn trường - Thành viên
10 Quàng Thị Xuyến - PTT Tổ trung tâm - Thành viên
2. Phân công nhiệm vụ
Hiệu trưởng quản lý chung thực hiện quản lý và công khai đội ngũ, cán bộ quản lý, tài chính, tài sản.
Phó Hiệu trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý công tác chăm sóc giáo dục trẻ và công khai chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, của đơn vị.
Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC, công tác bán trú; Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai về cơ sở vật chất, công tác bán trú, giám sát, đôn đốc các hoạt động công khai của đơn vị. Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng Chuyên môn: Thực hiện thống kê kết quả giảng dạy và giáo dục của cá nhân, tổ, kết quả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự đánh giá phân loại giáo viên trong tổ hàng năm để thực hiện công khai theo quy định.
Bộ phận tài vụ: Quyết toán thu - chi theo quy định, lưu giữ chứng từ tài chính khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát khi được yêu cầu.
Trên đây là kế hoạch thực hiện quy chế công khai của Trường Mầm non Chiềng sơ đề nghị các thành viên nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- CMMN
- Các PHT;
- Các tổ chuyên môn; GV
- Lưu:VT. HIỆU TRƯỞNG



Lê Thanh Nga

PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG MN CHIỀNG SƠ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-MNCS Chiềng sơ, ngày 15 tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUY CHẾ 3 CÔNG KHAI
NĂM HỌC 2023 - 2024

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Trường Mầm non Chiềng sơ xây dựng Kế hoạch thực hiện “3 công khai” năm học 2023 - 2024 như sau:
I. Mục đích yêu cầu
Thực hiện công khai để phụ huynh của trẻ, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội tham gia giám sát và đánh giá nhà trường theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công khai của nhà trường nhằm nâng cao tính minh bạch, phát huy dân chủ, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong quản lý nguồn lực và đảm bảo chất lượng giáo dục.
II. Nguyên tắc.
- Thực hiện công khai phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và hình thức và thời điểm công khai theo quy định.
- Thông tin công khai phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và dễ dàng tiếp cận.
III. Nội dung.
1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
a) Cam kết chất lượng giáo dục: Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ dự kiến đạt được; chương trình giáo dục mà cơ sở giáo dục thực hiện; kết quả đạt được trên trẻ theo các lĩnh vực phát triển; các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ ở cơ sở giáo dục mầm non (Theo Biểu mẫu 01).
b) Chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thực tế: số trẻ em/nhóm, lớp; số trẻ em học nhóm, lớp ghép; số trẻ em học hai buổi/ngày; số trẻ em được tổ chức ăn bán trú; số trẻ em được kiểm tra sức khỏe định kỳ; kết quả phát triển sức khỏe của trẻ em; số trẻ em học các chương trình chăm sóc giáo dục, có sự phân chia theo các nhóm tuổi (Theo Biểu mẫu 02).
c) Kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và kết quả đạt được qua các mốc thời gian.
d) Kiểm định cơ sở giáo dục mầm non: công khai báo cáo đánh giá ngoài, kết quả công nhận đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục:
a) Cơ sở vật chất: diện tích đất, sân chơi, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng, diện tích các loại phòng học và phòng chức năng, tính bình quân trên một trẻ em; số lượng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu hiện có và còn thiếu so với quy định; số lượng đồ chơi ngoài trời, tính bình quân trên một nhóm hoặc lớp (Theo Biểu mẫu 03).
b) Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên:
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được chia theo hạng chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp và trình độ đào tạo (Theo Biểu mẫu 04).
Số lượng giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.
3. Công khai thu chi tài chính:
a) Tình hình tài chính của nhà trường:
Đối với nhà trường: công khai tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân và các văn bản hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Thực hiện niêm yết các biểu mẫu công khai dự toán, quyết toán thu chi tài chính theo các văn bản quy định hiện hành về công khai quản lý tài chính.
b) Học phí và các khoản thu khác từ người học: mức thu học phí và các khoản thu khác theo từng năm học và dự kiến cho 2 năm học tiếp theo.
c) Các khoản chi theo từng năm học: các khoản chi lương, chi bồi dưỡng chuyên môn, chi hội họp, hội thảo, chi tham quan học tập trong nước và nước ngoài; mức thu nhập hằng tháng của giáo viên và cán bộ quản lý (mức cao nhất, bình quân và thấp nhất); mức chi thường xuyên/1 học sinh; chi đầu tư xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị.
d) Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí đối với người học thuộc diện được hưởng chính sách xã hội.
đ) Kết quả kiểm toán (nếu có): thực hiện công khai kết quả kiểm toán theo quy định tại các văn bản quy định hiện hành về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
4. Hình thức công khai và thời điểm công khai
a) Công khai trên trang thông tin điện tử của nhà trường vào tháng 6 hàng năm, đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi.
Công khai trong Hội đồng sư phạm nhà trường, công khai trước toàn thể phụ huynh; các biểu mẫu công khai được niêm yết ở phòng Hội đồng giáo viên, bảng tin của trường để thuận tiện cho mọi người theo dõi.
- Niêm yết tại trường đảm bảo cho cha mẹ học sinh dễ theo dõi và giám sát.
* Thời điểm công khai: Tháng 9 (đầu năm học), tháng 5 (cuối năm học), tháng 01(sau sơ kết học kỳ I) và các thời điểm có sự thay đổi về các số liệu trong các biểu mẫu công khai.
b) Niêm yết công khai tại nhà trường đảm bảo thuận tiện cho cha mẹ học sinh xem xét. Thời điểm công bố là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) hoặc khi có thay đổi nội dung liên quan.
Bất cứ lúc nào nhà trường hoạt động, cha mẹ học sinh và những người quan tâm đều có thể tiếp cận các thông tin trên. Để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường có thể cung cấp thêm các thông tin liên quan khác để cha mẹ học sinh nắm rõ và phối hợp thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆN VỤ
1 . Thành lập ban chỉ đạo
- Thành lập ban chỉ đạo thực hiện quy chế công khai cấp trường gồm các thành viên sau:
TT Họ và tên Chức Vụ Nhiệm vụ được giao
1 Lê Thanh Nga - Bí thư Chi bộ, Hiệu Trưởng - Trưởng ban
2 Lò Thị Kiên - Phó Hiệu trưởng - Phó ban
3 Lò Thị Thơm - Chủ tịch công đoàn trường - Phó ban
4 Đinh Thị Thu - TT Tổ MG Trung Tâm - Thành viên
5 Lò Thị Định - TT Tổ Nhà trẻ - Thư ký
6 Lò Thị Xôm - TT Tổ MG Pá Hịa - Thành viên
7 Bạc Thị Phước - TT Tổ MG Hin Óng - Thành viên
8 Lò Thị Thời - Trưởng Ban TTND - Thành viên
9 Lò Thị Duyên - Bí thư đoàn trường - Thành viên
10 Quàng Thị Xuyến - PTT Tổ trung tâm - Thành viên
2. Phân công nhiệm vụ
Hiệu trưởng quản lý chung thực hiện quản lý và công khai đội ngũ, cán bộ quản lý, tài chính, tài sản.
Phó Hiệu trưởng chuyên môn: chịu trách nhiệm thực hiện quản lý công tác chăm sóc giáo dục trẻ và công khai chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, của đơn vị.
Phó Hiệu trưởng phụ trách CSVC, công tác bán trú; Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý và công khai về cơ sở vật chất, công tác bán trú, giám sát, đôn đốc các hoạt động công khai của đơn vị. Cùng với hiệu trưởng thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tổ trưởng Chuyên môn: Thực hiện thống kê kết quả giảng dạy và giáo dục của cá nhân, tổ, kết quả tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, tự đánh giá phân loại giáo viên trong tổ hàng năm để thực hiện công khai theo quy định.
Bộ phận tài vụ: Quyết toán thu - chi theo quy định, lưu giữ chứng từ tài chính khoa học để phục vụ cho công tác kiểm tra giám sát khi được yêu cầu.
Trên đây là kế hoạch thực hiện quy chế công khai của Trường Mầm non Chiềng sơ đề nghị các thành viên nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- CMMN
- Các PHT;
- Các tổ chuyên môn; GV
- Lưu:VT. HIỆU TRƯỞNG



Lê Thanh Nga

Sự vất vả của cô giáo mầm non

  •   14/11/2023 07:58:00 AM
  •   Đã xem: 89
  •   Phản hồi: 0

Sự vất vả trong công việc của cô giáo mầm non

Công việc của một cô giáo mầm non không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn là sự chăm sóc, nuôi dưỡng và hướng dẫn trẻ nhỏ trong giai đoạn quan trọng của sự phát triển. Mặc dù công việc này mang lại niềm vui và sự hài lòng, nhưng nó cũng đòi hỏi sự cống hiến và đặt ra nhiều thách thức cho cô giáo mầm non. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sự vất vả mà cô giáo mầm non phải đối mặt trong quá trình làm việc.
Đội ngũ học sinh đa dạng:
Trong một lớp học mầm non, có rất nhiều trẻ nhỏ đến từ các gia đình và nền văn hóa khác nhau. Cô giáo phải đối mặt với sự đa dạng về ngôn ngữ, trình độ và nhu cầu của các em học sinh. Điều này đòi hỏi cô giáo phải tìm hiểu và sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để đáp ứng mọi nhu cầu của học sinh.
Quản lý lớp học:
Quản lý một lớp học mầm non đòi hỏi cô giáo phải có khả năng kiểm soát và duy trì trật tự trong lớp. Trẻ nhỏ thường có sự chú ý ngắn, năng lượng dồi dào và khó kiểm soát. Cô giáo phải đảm bảo môi trường học tập an toàn, khuyến khích sự tham gia và tránh các tình huống xung đột giữa các em.
Chăm sóc cá nhân:
Cô giáo mầm non không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Điều này đòi hỏi cô giáo phải dành thời gian và tình cảm để tạo mối quan hệ tốt đẹp với từng em học sinh, đồng thời giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội, tự tin và độc lập.
Áp lực từ phụ huynh:
Phụ huynh có thể đặt nhiều áp lực lên cô giáo để đảm bảo sự phát triển và thành công của con em mình. Cô giáo phải thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh, lắng nghe và giải quyết các mối quan tâm và yêu cầu một cách tốt nhất.
Đào tạo và phát triển chuyên môn:
Để trở thành một cô giáo mầm non giỏi, cần phải liên tục cập nhật và nâng cao kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy và kỹ năng quản lý lớp học. Điều này đòi hỏi cô giáo phải dành thời gian và nỗ lực để tham gia các khóa đào tạo và nghiên cứu.
Công việc của cô giáo mầm non không hề dễ dàng. Đòi hỏi sựcống hiến, kiên nhẫn và nỗ lực từ phía cô giáo để đáp ứng các yêu cầu và thách thức trong công việc. Mặc dù có những khó khăn, nhưng công việc này mang lại niềm vui và hạnh phúc khi thấy trẻ nhỏ phát triển, học hỏi và tiến bộ. Sự vất vả của cô giáo mầm non là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng tương lai cho các thế hệ trẻ.

TIÊU ĐỀ: NHỔ CỎ VƯƠN HOA

  •   14/11/2023 07:33:00 AM
  •   Đã xem: 62
  •   Phản hồi: 0

HOẠT ĐỘNG NHỔ CỎ VƯỜN HOA LỚP KÉO LỨA
Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác thông qua hành động trải nghiệm chăm sóc vườn hoa thông qua các hoạt động này trẻ được rèn kỹ năng lao động.
Ở trường Mầm non, hoạt động lao động rất có ý nghĩa với trẻ, trong buổi lao động các cháu đã rất hứng thú nhổ cỏ của cô và trò lớp MGG Kéo Lứa giúp các con gần gũi với thiên nhiên và khám phá môi trường xung quanh. Từ đó hình thành ở các con kỹ năng chăm sóc hoa bảo vệ môi trường và biết yêu quý lao động . Nhằm nâng cao đổi mới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” Lớp MGG Kéo Lứa đã tham gia các hoạt động trải nghiệm từ thực tế phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện của lớp.
Hoạt động lao động của trẻ ở lớp nhổ cỏ vườn hoa có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt giáo dục và phát triển cho trẻ. Dưới đây là một số lợi ích chính của hoạt động này:
Phát triển kỹ năng vận động: Khi nhổ cỏ, trẻ cần sử dụng các cơ tay, cơ vai và cơ chân để thực hiện các động tác nhổ, cắt cỏ. Điều này giúp trẻ phát triển và cải thiện kỹ năng vận động toàn diện.
Phát triển ý thức môi trường: Hoạt động nhổ cỏ giúp trẻ nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường xung quanh. Trẻ sẽ học cách phân biệt giữa cỏ và các loại cây, cây trồng, từ đó thấy được sự quan trọng của việc duy trì vườn hoa trong tình trạng sạch đẹp.
Phát triển trách nhiệm và tự tin: Trẻ sẽ cảm nhận được trách nhiệm của mình khi được giao nhiệm vụ nhổ cỏ. Việc hoàn thành công việc này sẽ giúp trẻ tự tin và cảm thấy hài lòng với đóng góp của mình vào công việc chung.
Khám phá và học hỏi: Trẻ sẽ có cơ hội khám phá và học hỏi về các loại cây, hoa và cỏ trong vườn hoa. Họ có thể học cách phân biệt giữa các loại cây, các loại cỏ có hại và cách chăm sóc cho vườn hoa.
Tuy nhiên, khi tham gia hoạt động nhổ cỏ, cần đảm bảo an toàn cho trẻ. Đảm bảo rằng trẻ được cung cấp các dụng cụ nhổ cỏ phù hợp và được hướng dẫn cách sử dụng chúng một cách an toàn. Ngoài ra, giáo viên hoặc người giám sát cần đảm bảo rằng trẻ được làm việc dưới sự giám sát và hỗ trợ khi cần thiết.
Trẻ cần được hướng dẫn cách phân biệt giữa cỏ và các loại cây, cây trồng.Trẻ có thể học được những kỹ năng gì khác ngoài việc nhổ cỏ? Trẻ cần được trang bị những dụng cụ nhổ cỏ nào để đảm bảo an toàn?

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TỔ

  •   09/12/2020 08:20:00 AM
  •   Đã xem: 337
  •   Phản hồi: 0

2

Khoa học với sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non

  •   25/03/2020 03:18:00 PM
  •   Đã xem: 325
  •   Phản hồi: 0

Các nhà nghiên cứu tâm lý và giáo dục trẻ trên thế giới đã chỉ ra rằng, trẻ em lứa tuổi mầm non được tiếp xúc và khám phá khoa học sẽ sớm phát triển một cách toàn diện. Để làm rõ vấn đề này, buổi tọa đàm giữa ba chuyên gia uy tín trong lĩnh vực tâm lý và giáo dục trẻ mầm non đã có cuộc trao đổi ngày 30/05/2018 vừa qua.

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay98
  • Tháng hiện tại3,844
  • Tổng lượt truy cập189,909
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính