BỮA CƠM CỦA BÉ

Thứ ba - 13/04/2021 14:59

Nếu là chiếc lá, thì lá phải xanh
Nếu là con chim, thì chim phải hót
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình

Lẽ nào vay mà không có trả

 
Xã Chiềng Sơ là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông, với tỷ lệ hộ nghèo rất cao so với toàn huyện. Trình độ dân trí thấp, và việc nhận thức của cha mẹ học sinh với việc học của con em mình còn chưa cao. Từ khi được Đảng và nhà nước quan tâm hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em có cha mẹ có hộ khẩu tại xã đặc biệt khó khăn. Đã thu hút được nhiều học sinh đi học.
Mặc dù đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu vùng xa những năm gần đây đã được cải thiện rất nhiều, nhưng đối với các em, một bữa cơm với thịt cá đầy đủ, những bộ áo ấm, những đôi dép cũng là một giấc mơ xa xỉ mà các em chưa bao giờ nghĩ đến. Có cơm trắng cùng với một bát canh rau đã là nỗ lực của người làm cha làm mẹ, có những gia đình đông con thì thức ăn chỉ là ngô và khoai.
Vào mùa đông, dưới tiết trời cắt da cắt thịt của miền non cao, những bàn tay, bàn chân nứt nẻ, khuôn mặt nhem nhuốc tái xanh của các em, bất cứ ai cũng mủi lòng. Dẫu đã quen sống trong môi trường khắc nghiệt, đã "thích nghi" với cái rét, thế nhưng mỗi cơn gió lùa qua là các em lại run lên vì lạnh, dù đã mặc tất cả quần áo vẫn không đủ ấm.
Cái ăn cái mặt còn thiếu thì nói gì đến nơi vui chơi giải trí cho các em bé vùng cao? Không có công viên giải trí, đối với các em bé vùng cao, khi phụ giúp việc cho bố mẹ ngoài ruộng rẫy cũng là những lúc vui đùa, là hình ảnh cười tươi trên lưng trâu hay chạy đuổi bắt ngoài nương rẫy, nô nức tiếng reo hò vang khắp núi rừng.
Tuổi thơ những đứa trẻ vùng cao bị "đánh cắp" bởi nỗi vất vả, nhọc nhằn và hơn nữa là cuốn theo vòng mưu sinh của gia đình. Cùng với đó là các hệ lụy bỏ học, lấy vợ lấy chồng sớm… Cuộc sống quá khó khăn, nên giấc mơ của những đứa trẻ vùng cao cũng trở nên giản dị, mộc mạc hơn bao giờ hết.
Để trẻ em vùng cao không còn phải chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn về vật chất, tinh thần luôn là bài toán của các cơ quan chức năng, của toàn xã hội. Cần thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới để có thể nhanh thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa các vùng, các dân tộc, nhất là đồng bào vùng cao đang sinh sống ở các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. 
Ngày nay, thiếu nhi Việt Nam đã được chăm lo chu đáo về mọi mặt để phát triển thể chất, tinh thần một cách toàn diện. Nhưng đâu đó trên các bản làng vùng cao, vẫn còn nhiều trẻ em thiệt thòi vì sống trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, thậm chí phải nhọc nhằn mưu sinh cùng gia đình. Những đứa trẻ còn rất nhỏ tuổi đã phải lên nương rẫy, trông em, quán xuyến việc gia đình… Đó là những hình ảnh không khó để bắt gặp khi đến bất kỳ một bản làng vùng cao nào. Buổi sáng thường xuyên nhịn đói đến lớp, buổi chiều phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy, cuộc sống của các em không có nhiều những niềm vui, hội hè như trẻ em miền xuôi. Dù cuộc sống khó khăn là thế, nhưng đôi mắt trong veo, nụ cười tươi rạng rỡ trên gương mặt lại vừa mang vẻ trưởng thành trong lam lũ. 
Với lòng yêu nghề mến trẻ và tình yêu thương của một người mẹ thứ 2, các cô giáo vùng cao, các cô đã cống hiến tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết của mình cho sự nghiệp giáo dục. Ngoài việc dạy học trên lớp ra, các cô còn là những người mẹ chăm lo cho các con từ bữa cơm, giấc ngủ.
Bữa cơm trên lớp của trẻ tuy chưa được phong phú về chất và lượng, nhưng so với bữa cơm ở nhà thì các con được ăn ngon hơn rất nhiều.
 


Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và quan tâm sát sao của ban giám hiệu nhà trường. Với lòng nhiệt huyết luôn cháy trong tim những cô giáo vùng cao. Những bữa cơm ấm lòng đã thu hút được rất nhiều học sinh đến lớp. Các con được quan tâm chăm sóc hơn bữa cơm có thịt, trứng, cá,… và còn có cả nhiều bánh kẹo nữa. Bé nào cũng mong được đến lớp đến trường cùng các cô giáo. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm nhiều so với đầu năm.
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Cả xã hội cần chung tay để cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ em vùng cao, tăng cường công tác vận động, xã hội hóa, thực hiện các hoạt động trợ giúp, khuyến khích, động viên và tạo cơ hội để trẻ em được học văn hóa, được tiếp cận với các dịch vụ xã hội, hưởng đầy đủ quyền cơ bản và nhu cầu thiết yếu của trẻ em, góp phần đào tạo, bồi dưỡng những mầm non tương lai cho đất nước.
 
 
         
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay53
  • Tháng hiện tại2,953
  • Tổng lượt truy cập193,179
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính