THƯƠNG EM CÔ HỌC TRÒ BÉ NHỎ

Thứ sáu - 16/04/2021 15:09

Trên những nẻo đường của tổ quốc xanh tươi

Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương

Có những bài ca nghe rạo rực lòng người

Bài ca ấy, loài hoa ấy đẹp như em…….

          Bài hát vang lên giữa núi rừng Tây Bắc đại ngàn, chúng tôi những con người từ khắp mọi nơi đến hòa chung thành một mái nhà. Ở nơi đây chúng tôi cùng mang một sứ mệnh to lớn, đó là sứ mệnh trồng người.

Ngày nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng. Điều này đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp quy, quy định quyền lợi được giáo dục, các chế độ chính sách được xã hội hỗ trợ, các em khuyết tật được học văn hoá, học nghề để có thể sống tự lập và hoà nhập vào cộng đồng xã hội. Đó là truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam ta.

Trường MN Chiềng Sơ thuộc xã Chiềng Sơ của huyện Điện Biên Đông, là một trong những địa phương vùng 135 đặc biệt khó khăn. Nhưng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật hiện nay đang nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, huyện, đặc biệt ngành GD-ĐT đã tạo những điều kiện cần thiết để trẻ khuyết tật được tiếp cận và thể hiện những nhu cầu, khả năng của mình.

Vậy mà đã hơn 13 năm trong nghề dạy học năm nay tôi mới được gắn bó với học sinh khuyết tật nhưng công việc chăm sóc và giáo dục thực tế cho trẻ đặc biệt này thật sự làm tôi lo lắng…Học sinh lớp tôi có một trẻ khuyết tật vận động bẩm sinh ở chân. Cháu tên là Lường Thị Dan sinh năm 2015 ở bản Kéo, xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông. Hằng ngày cháu được mẹ đưa đi học và đón về. Cháu đi lại được nhưng gặp khó khăn trong khi thực hiện các vận động. Cháu nhút nhát, rụt rè ít khi chơi với các bạn trong lớp cháu thường ngồi một mình, có những tiết học cháu không tham gia cùng các bạn. Do vậy để rèn luyện kỹ năng, kết hợp dạy văn hoá cho cháu là một vấn đề tôi luôn quan tâm và dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu trẻ, học hỏi kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp cho cháu. Trong đó tôi luôn chú trọng kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ hằng ngày, kỹ năng vận động cho trẻ. Để giờ dạy có hiệu quả và thiết thực, tôi luôn sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cụ thể, ứng dụng công nghệ thông tin lời nói nhẹ nhàng, ân cần, từ ngữ luôn luôn gần gũi, dễ hiểu, vừa dạy vừa tổ chức các trò chơi để tạo hứng thú cho cháu. Tôi luôn dạy cháu kỹ năng vận động ở mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên để đạt được kết quả mong muốn đó, tôi phải luôn kiên trì, nhẫn nại hướng dẫn cháu từng bước nhỏ, lặp đi lặp lại, phải luôn tạo cảm giác an toàn, thân thiện với trẻ. Tôi phải biếtlắng nghe, quan tâm, chia sẻ cùng với cha mẹ cháu, tìm hiểu những nhu cầu, khả năng còn lại của trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng năng khiếu và phát triển khả năng cho cháu.

 

 



Từ những việc làm tưởng như rất nhỏ như thường xuyên quan tâm đến khả năng nhận thức, vận động của cháu để có phương pháp giáo dục và đánh giá phù hợp đến việc quan sát các biểu hiện, hành vi trẻ. Từ đó, kịp thời hạn chế những hành vi không phù hợp của trẻ và quan trọng nhất là giúp cháu có kỹ năng sống, tự tin vào bản thân, vượt qua mặc cảm và những rào cản của xã hội để có thể tự khẳng định mình.

Dạy trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có những vất vả riêng, nhưng tôi cho rằng, làm tốt công việc của mình là mang tới cho trẻ kém may mắn một môi trường giáo dục hòa nhập tốt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay35
  • Tháng hiện tại3,052
  • Tổng lượt truy cập193,278
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính